Cách phân biệt các loại gỗ

Do tác động của kinh tế thị trường, biến động kinh tế toàn cầu. Ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu sử dụng nội thất gỗ của người tiêu dùng, làm giảm mức độ đầu tư vào đồ gỗ. Lẽ thường thì muốn “ ngon, bổ, lại rẻ” yêu cầu này thực sự rất khó đối với kinh doanh sản xuất đồ gỗ nói riêng và nội thất nói chung. 

Lý do, tài nguyên gỗ ngày càng bị thu hẹp, lạm phát tăng, lao động phổ thông giảm, chi phí khác leo thang. Làm bài toán chi phí thôi cũng đủ thấy, chuyện ngon và rẻ là không thể song hành. Chỉ có “ hợp lý và bất hợp lý” .

   Các đơn vị kinh doanh nội thất làm nhiệm vụ trung gian cầu nối giữa người tiêu dùng và sản phẩm, bị tác động thị trường chi phối, mức cung nhiều hơn cầu dẫn đến tình trạng cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả, chất lượng sản phẩm, để đảm bảo tính cạnh tranh hệ luỵ dẫn đến việc cắt giảm chất lượng. Thường thì người không trong nghề mộc, đặc biệt là khách hàng sử dụng, khó mà phân biệt được chất liệu gỗ. Một số các loại gỗ tạp có vân gỗ khá giống với gỗ cao cấp. Màu sắc thì đã được sơn PU sử lý bong mờ nên càng khó phân biêt. Chính vì điều này, để giải bài toán khó cho một số đơn vị, xưởng sản xuất mộc đã tăng sức cạnh tranh về giá trên thị trường. Đơn cử, tủ bếp xoan đào và tủ bếp gỗ táp ghép thanh, về màu sắc hồng đỏ và vân mịn khá giống xoan đào, nhưng giá thành phẩm chỉ rơi vào khoảng 2,5 đến 3 triêu/md tủ, trong khi gỗ Xoan đào chuẩn, giá tại thời điểm này không dưới 5 triệu/md.
   Qua phân tích, giúp người tiêu dùng biết đầu tư một cách hợp lý hơn cho nội thất, Đồ Gỗ Nguyễn Vinh xin giới thiệu một vài đặc điểm của các loại gỗ phổ biến sử dụng làm đồ nội thất và một số loại gỗ tạp nhái.

1. Gỗ Giáng Hương : Có màu nâu hồng, vân đẹp, đặc biệt có mùi thơm

 2. Gỗ Mun : Gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn có màu đen tuyền hoặc đen sọc trắng

 3. Gỗ Gụ : Thớ gỗ thẳng, vân đẹp, mịn, màu vàng trắng, để lâu chuyển màu nâu sẫm

4. Gỗ Trắc : Gỗ rất cứng, thớ gỗ mịn, có mùi chua không hăng

 5. PơMu : Gỗ nhẹ, thớ mịn, vân đẹp, màu vàng có mùi thơm

 6. Xoan Đào : Gỗ cứng, chắc, thớ gỗ mịn, vân đẹp, màu hồng đào

 7. Sồi đỏ : Dát gỗ từ màu trắng đến nâu nhạt, tâm gỗ màu nâu đỏ hồng. Gỗ có ít đốm hình nổi bật vì các tia gỗ nhỏ hơn. Đa số thớ gỗ thẳng

 8. Sồi trắng : Dát gỗ màu nhạt, tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu sậm. Đa số Sồi trắng có vân gỗ thẳng to và dài, mặt gỗ từ trung bình đến thô với các tia gỗ dài hơn Sồi đỏ. Vì vậy, Sồi trắng có nhiều đốm hình hơn.

 9. Gỗ Giổi : Gỗ thường màu xám vàng, thớ mịn, thơm, gỗ mềm

 10. Tần bì : Dát gỗ màu từ nhạt đến gần như trắng, tâm gỗ có màu sắc đa dạng, từ nâu xám đến nâu nhạt hoặc vàng nhạt sọc nâu. Nhìn chung vân gỗ thẳng, to, mặt gỗ thô đều

11. Thông : Gỗ mềm, nhẹ, màu vàng da cam nhạt, vân thẳng đều

12. Gỗ Mít : gỗ mềm, màu vàng sáng, khi để lâu sẽ chuyển sang nâu sẫm, vân gỗ không đẹp lắm

 13. Căm xe : Gỗ màu đỏ thẫm, hơi có vân sẫm nhạt xen kẽ, thớ mịn, gỗ nặng, bền, không mối mọt, chịu được mưa nắng, rất cứng

14. Gỗ Lim : Gỗ lim là loài gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt; có màu hơi nâu đến nâu thẫm; có khả năng chịu lực tốt. Vân gỗ dạng xoắn khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen

15. Chò chỉ : Thịt vỏ vàng và hơi hồng, có nhựa và có mùi thơm nhẹ, Gỗ chò chỉ vàng nhạt hay hơi hồng, rất bền, chịu nước, chịu chôn vùi

16. Gỗ tạp giống gỗ Dổi

17. Gỗ tạp giống gỗ tần bì

 18. Các loại gỗ tạp khác– Bạch tùng 

– Hồng Sắc  

 – Keo ghép thanh 

– Muồng Muồng 

Bình Luận

Loading Facebook Comments ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0826 567 000