Phân biệt gỗ sưa, gỗ trắc, gỗ gụ và một số loại gỗ quý

Phân biệt gỗ sưa, gỗ trắc, gỗ gụ và một số loại gỗ quý:

1. Gỗ Sưa

Gỗ Sưa hay trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh (hoàng)  đàn –  danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae).

Gỗ sưa, thuộc loại gỗ rất quý hiếm
  • Gỗ sưa Là cây gỗ nhỏ, còn có tên khác là trắc thối (Lá và quả khi đốt thì có mùi khó ngửi.)
  • Gỗ sưa có ý nghĩa tâm linh rất lớn, Thời phong kiến vua chúa thường dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất trong cung đình vì nó vừa làm hương liệu vừa làm dược liệu
  • Gỗ sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng
  •  Gỗ sưa có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp
  •  Có loại gỗ sưa mùi thơm mát thoảng hương trầm
  • Cây sưa mọc ở đất ẩm thường xanh không rụng lá, và cũng mọc với các loài cây khác

Có hai loài sưa chính là cây sưa trắng và cây sưa đỏ, sưa trắng cho hoa đẹp quả to đốt ko có mùi nhưng giá trị gỗ ko bằng sưa đỏ. gỗ sưa đỏ trông gần giống sưa trắng quả thành từng chùm đốt lên có mùi thối. Ngoài ra còn có Sưa màu đen được gọi là Tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy.

Cây Sưa chủ yếu phân bổ ở miền Bắc Việt nam và được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc (tại đây gọi nó là – Hoàng (huỳnh) đàn Việt Nam.

Tóm lại: Gỗ sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng Gỗ sưa có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp có mùi thơm mát thoảng hương trầm  Khi đốt tàn có màu trắng đục.  Gỗ sưa  chỉ dùng phần lõi những cây trên trăm tuổi. Gỗ sưa thớ mịn, vừa cứng lại vừa dẻo, có nhiều hoa văn đẹp.  Thời phong kiến vua chúa dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu.   Những năm gần đây, giới nhà giàu Trung Quốc đổ xô săn lùng gỗ sưa để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị hoàng đế Trung Quốc trước đây. Người ta cho là quan tài đóng bằng gỗ sưa có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân hủy. Ngoài ra, gỗ sưa thường gắn với các điển tích của Phật giáo, do đó ngày nay người ta làm những xâu tràng hạt gỗ sưa với giá hàng nghìn USD.

Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi thì gỗ cây sưa còn được sử dụng cùng với dạ dày nhím làm vị chính trong đơn thuốc chữa bệnh đau dạ dày. Hiện tại ở trung Quốc người ta chiết suất một số chất có trong gỗ Sưa này để chế thuốc chữa ung thư dạ dày. Hiện gỗ Sưa ở Việt Nam đang được các thương lậu Trung quốc thu mua với giá cả rất cao.

2. Gỗ trắc

Gỗ trắc thuộc cây gỗ lớn, rất cứng, nặng, thớ gỗ chắc mịn có mùi chua nhưng không hăng,trong gỗ có tinh dầu.

Gỗ trắc có 3 loại chính:  Trắc đỏ, Dalbergia balansae(trắc vàng),    Dalbergia nigrescens(trắc đen)

Gỗ trắc có vân rất đẹp và thớ mịn

 

  • Gỗ trắc thường dùng để đóng bàn ghế,giường tủ cao cấp,tạc tượng khắc tranh.
  •  Gỗ trắc thuộc cây gỗ lớn, gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng, gỗ chắc rất bền không bị mối mọt, cong vênh.
  •   Gỗ trắc Khi quay giấy giáp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu.

3. Gỗ gụ:

Gỗ gụ hay còn gọi gụ lau hay gõ dầu, gõ sương (danh pháp khoa học: Sindora tonkinensis) là một loài thực vật thân gỗ lớn thuộc họ Đậu. Loài này đang bị đe dọa do khai thác lạm dụng.

  • Gỗ gụ Có thớ thảng,vân đẹp mịn,màu vàng trắng,để lâu chuyển màu nâu sẫm
  • Gỗ gụ thuộc loại gỗ quý, bền dễ đánh bóng, không bị mối mọt, ít cong vênh. 
  • Gỗ gụ hay được dùng để đóng bàn ghế giường tủ sập cao cấp, đồ gỗ mỹ nghệ.
  • Gỗ gụ có mùi chua nhưng không hăng.

– Cây Gỗ gụ Mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ưa mưa hay mưa mùa ẩm, ở độ cao không quá 600m trên đất tốt, có tầng dày và thoát nước, phân bố tại Campuchia, Việt Nam: Quảng Ninh (Uông Bí: Yên Lập), Hà Bắc, Nghệ An (Quỳ Châu, Nghĩa Đàn), Hà Tĩnh (Kỳ Anh), Quảng Trị (Bến Hải: Vĩnh Linh), Thừa Thiên Huế (Hương Điền: sông Bồ, Thừa Lưu), Quảng Nam – Đà Nẵng, Khánh Hòa (Ninh Hòa: núi Hòn Hèo).

Tóm lại : Gỗ gụ  có màu nâu thẫm, không bị mối mọt hay mục, hơi có vân hoa. Gỗ gụ tốt, thường dùng trong xây dựng, đóng thuyền hay đồ dùng gia đình cao cấp như sập, tủ chè. Vỏ cây giàu tamin, trước đây thường dùng để nhuộm lưới đánh cá.

4. Gỗ dổi:

Gỗ dổi  có tên khoa học là Talauma. Gỗ dổi cũng thộc loại khá quý không bị mối mọt cong vênh nếu được xử lí kĩ.

  • Gỗ dổi có màu vàng sang, thớ gỗ khá mịn và chắc.
  • Gỗ dổi hầu như không có mùi gì.
  • Gỗ dổi Thường được dùng để đóng đồ thờ cửa cầu thang và khung cửa.
  • Gỗ dổi có màu vàng nhưng không sáng bằng gỗ mít.
  • Gỗ dổi khi tươi nặng, nhưng khi khô thì nhẹ

5. Gỗ vàng tâm:

Cây vàng tâm hay Cây mỡ (danh pháp hai phần: Manglietia conifera, danh pháp khoa học cũ là M.glauca), là loài thực vật nằm trong họ Mộc lan (Magnoliaceae).

Gỗ vàng tâm dùng để đục những tác phẩm mỹ nghệ

  • Gỗ vàng tâm chủ yếu dùng phủ xanh đất trống, phục hồi rừng, lấy gỗ phục vụ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
  • Gỗ vàng tâm là sản phẩm từ cây mỡ, tên thương phẩm quốc tế là Mo. Gỗ vàng tâm mềm, thớ thẳng, mịn, dễ gia công, khó bị mối mọt Gỗ vàng tâm có phần gỗ giác màu xám trắng, phần gỗ lõi màu vàng nhạt hơi có ánh bạc.
  • Gỗ vàng tâm dùng chủ yếu cho nguyên liệu giấy, sản xuất ván lạng, dùng làm bút chì, làm trụ mỏ và cũng có thể đóng đồ gia dụng, làm nhà của.
  • Gỗ vàng tâm làlõi cây Mỡ lâu năm rất quý, được gọi là Gỗ Vàng Tâm, đường kính hơn 1 mét.
  • Gỗ vàng tâm nhẹ và bên nên hay làm cung đình, nhà thờ, Tòa (Công Giáo), nhà chùa, hoành thiên, câu đối, áo quan, tượng Phật, và ngày nay làm hộp khảm trai, sơn mài, và làm tranh sơn mài.

Bình Luận

Loading Facebook Comments ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0826 567 000